STT Nội dung
1
Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Huy Cường, Đỗ Minh Ngọc (đồng tác giả)Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh



Đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Theo OECD (Oslo Manual, 2018), mức độ đổi mới sáng tạo được đánh giá qua bốn khía cạnh chính: đổi mới sản phẩm/dịch vụ, quy trình, tổ chức và marketing. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, quản lý và tiếp thị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, quá trình đổi mới vẫn gặp nhiều thách thức như hạn chế về hạ tầng, thiếu nhân lực có chuyên môn và chiến lược triển khai chưa đồng bộ. Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ, bao gồm ưu đãi thuế và quỹ đổi mới công nghệ, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào R&D và nâng cao năng lực đổi mới. Tuy nhiên, tác động thực tế của các chính sách này cần được đánh giá đầy đủ hơn để đảm bảo hiệu quả triển khai. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải thiện chiến lược marketing và mở rộng hợp tác quốc tế. Những giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
(0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)