Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Kinh nghiệm phát triển du lịch xanh ở Singapore và hàm ý chính sách cho Việt Nam /Nguyễn Thị Phương Thuỳ, Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Việt Bắc, Nguyễn Thị Huệ (đồng tác giả) [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Ngành du lịch được gọi là ngành “công nghiệp không khói”, là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay ngành du lịch đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu như ô nhiễm không khí và biến đổi hệ sinh thái. Vì vậy, phát triển du lịch xanh được xem là một giải pháp cấp bách và thiết yếu để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Singapore là một trong những quốc gia trên thế giới tiên phong và thành công trong phát triển du lịch xanh với nhiều sáng kiến đột phá và chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Trong bài viết tác giả thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp liên quan đến các yếu tố góp phần vào thành công của Singapore trong phát triển du lịch xanh, thực trạng du lịch xanh ở Việt Nam và đề xuất một số chính sách phù hợp nhằm phát triển du lịch xanh ở Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển ở Việt Nam /Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Mạnh Hùng (đồng tác giả) [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Kinh tế tư nhân ngày càng giữ vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào GDP, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đối mặt với nhiều rào cản do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thủ tục hành chính phức tạp và các chính sách thuế, tín dụng, đầu tư chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy việc hoàn thiện khung pháp lý là yếu tố then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Cụ thể, cần thực hiện một số giải pháp: (1) Rà soát, điều chỉnh các quy định pháp luật để loại bỏ chồng chéo, tăng tính minh bạch và khả thi; (2) Cải cách chính sách thuế, tài chính và tín dụng nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực hiệu quả hơn; (3) Phát triển quỹ đầu tư và chương trình tài trợ khởi nghiệp, thu hút vốn từ quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số, một hệ thống pháp lý ổn định, minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng giúp kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào tăng trưởng bền vững của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam và một số yêu cầu đặt ra trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư /Ngô Thị An [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Loài người đã trải qua bốn cuộc cách mạng và có những thay đổi mạnh mẽ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghệ). Sự xuất hiện và phát triển của Trí tuệ nhân tạo (AI), Kết nối Internet vạn vật (IoT), Big Data... đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang chuyển mình sâu sắc trước những tác động trực tiếp của cách mạng công nghệ. Nhìn nhận và dự báo những chuyển đổi của kinh tế Việt Nam trong xu thế phát triển mới của thế giới là cần thiết.

Rủi ro tài trợ khủng bố trong hoạt động chuyển tiền quốc tế và giải pháp phòng ngừa /Luyện Thuỳ Dung, Bùi Tiến Thịnh (đồng tác giả) [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Sự phát triển của công nghệ tài chính và quá trình hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức khủng bố lợi ụng các kênh chuyển tiền ngân hàng, mạng lưới phi chính thức và tiền điện tử nhằm che giấu dòng tiền bất hợp pháp và tài trợ cho các hoạt động gây bất ổn an ninh toàn cầu. Trước thực trạng này, các quốc gia đứng trước yêu cầu cấp thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và phòng chống rủi ro tài chính. Bài viết đề xuất các giải pháp, bao gồm cải thiện hệ thống giám sát tài chính, tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ tiên tiến, và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự ngành tài chính đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch, an toàn, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.

Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam /Nguyễn Huy Cường, Đỗ Minh Ngọc (đồng tác giả) [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Theo OECD (Oslo Manual, 2018), mức độ đổi mới sáng tạo được đánh giá qua bốn khía cạnh chính: đổi mới sản phẩm/dịch vụ, quy trình, tổ chức và marketing. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, quản lý và tiếp thị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, quá trình đổi mới vẫn gặp nhiều thách thức như hạn chế về hạ tầng, thiếu nhân lực có chuyên môn và chiến lược triển khai chưa đồng bộ. Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ, bao gồm ưu đãi thuế và quỹ đổi mới công nghệ, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào R&D và nâng cao năng lực đổi mới. Tuy nhiên, tác động thực tế của các chính sách này cần được đánh giá đầy đủ hơn để đảm bảo hiệu quả triển khai. Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải thiện chiến lược marketing và mở rộng hợp tác quốc tế. Những giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam /Nguyễn Văn Thế, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Bùi Thị Tuyết Thanh, Nguyễn Thị Trà Giang (đồng tác giả) [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, thể hiện qua năm tiêu chí quan trọng: (1) số lượng doanh nghiệp liên tục gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp cả nước; (2) cơ cấu ngành nghề mở rộng từ thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến sang công nghệ cao và nông nghiệp hiện đại; (3) đóng góp ngày càng lớn vào GDP, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế; (4) tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế và phí; (5) giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, khu vực này vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận vốn, hạn chế về năng lực quản trị, chậm đổi mới công nghệ và thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Để phát huy tối đa tiềm năng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước hết, tiếp tục cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi. Thứ hai, mở rộng chính sách hỗ trợ tài chính, giúp SMEs và startup tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Thứ ba, nâng cao chất lượng nhân lực thông qua các chương trình đào tạo gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục. Cuối cùng, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản ở Việt Nam /Trần Đình Thắng, Nguyễn Minh Nhật (đồng tác giả) [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài viết làm rõ khía cạnh khoa học của hoạt động thẩm định giá tài sản theo quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hiện hành. Nội dung của cơ sở giá trị được đề cập, phân tích trong bài viết có sự so sánh với quy định trước đây và quy định trong Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Các vấn đề đặt ra trong việc vận dụng cơ sở giá trị thẩm định giá được nhóm tác giả rút ra từ thực tiễn hoạt động thẩm định giá thông qua trao đổi, thảo luận với các thẩm định viên về giá cũng như thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo về thẩm định giá được tổ chức ở Việt Nam. Thông qua bài viết nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện, vận dụng đúng cơ sở giá trị trong hoạt động thẩm định giá tài sản.

Ứng dụng công cụ BI trong phân tích dữ liệu tại hệ thống siêu thị bán lẻ trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. /Vũ Thị Thảo, Vũ Thị Hoà (đồng tác giả) [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Chuyển đổi số diễn ra trong tất cả các lĩnh vực như tiếp thị trực tuyến; quản trị nhân sự; giao dịch điện tử, tài chính ngân hàng, kinh doanh bán lẻ, quản trị tài chính kế toán… Trong lĩnh vực bán lẻ, chuyển đổi số trong hệ thống siêu thị bán lẻ nói chung, trong hệ thống siêu thị bán lẻ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Một trong những chuyển đổi đó phải kể đến ứng dụng công cụ phân tích kinh doanh thông minh viết tắt là BI tại các siêu thị bán lẻ. Thông qua bài viết, tác giả đánh giá thực trạng ứng dụng BI, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công cụ BI, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại hệ thống siêu thị bán lẻ trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Ý định đi du lịch ngủ của thế hệ Y và Z tại Việt Nam: Vai trò trung gian của thái độ [28-04-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Du lịch ngủ đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành du lịch khi du khách ngày càng chú trọng đến việc cải thiện chất lượng giấc ngủ để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa niềm tin về lợi ích và rào cản của du lịch ngủ với ý định trải nghiệm, thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với du lịch ngủ. Kết quả nghiên cứu 415 cá nhân thuộc thế hệ Y và Z tại Việt Nam cho thấy nhận thức về lợi ích của du lịch ngủ có tác động tích cực đến ý định tham gia loại hình du lịch này. Ngược lại, nhận thức về rào cản không phải là yếu tố dự báo đáng kể. Đáng chú ý, thái độ trong Thuyết hành vi có kế hoạch đóng vai trò trung gian quan trọng giữa nhận thức về lợi ích và ý định hành vi. Dựa trên phát hiện này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp, khách sạn và những quản lý trong ngành du lịch nhằm thu hút thế hệ Y và Z – nhóm khách hàng tiềm năng trong ngành du lịch sức khỏe.